Đĩa phanh và phanh trống là hai hệ thống phanh được sử dụng trên ô tô, mỗi loại có thiết kế, cấu tạo và nguyên lý hoạt động riêng. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng, chúng ta sẽ cùng phân tích các yếu tố quan trọng như thiết kế, cấu tạo và hiệu suất hoạt động.

Dĩa phanh sử dụng một đĩa phanh hay gọi là đĩa phẳng được gắn trên trục bánh xe. Khi bấm pedan phanh thì bốn nẹp phanh kẹp vào miếng lót phanh tạo ra ma sát làm giảm tốc độ của xe khi di chuyển.
Đĩa phanh có hiệu suất tản nhiệt tốt hơn so với phanh trống nhờ thiết kế mở giúp không khí lưu thông dễ dàng, làm mát nhanh chóng trong quá trình phanh. Điều này giúp giảm nguy cơ phai phanh khi sử dụng liên tục hoặc trong điều kiện phanh gấp.
Thông thường, đĩa phanh sẽ cung cấp sức phanh mạnh hơn so với phanh trống, giúp rút ngắn khoảng cách của phanh.

Đĩa phanh dễ kiểm tra và bảo dưỡng hơn, các bộ phận như miếng lót phanh và đĩa phanh có thể nhìn thấy dễ dàng, giúp dễ dàng phát hiện mòn và thực hiện bảo dưỡng hoặc thay thế cần thiết.
Đĩa phanh ít dễ bị tích tụ bụi bẩn và rác bẩn do đĩa quay liên tục giúp làm sạch miếng lót phanh trong quá trình hoạt động.
Hệ thống phanh đĩa thường đắt hơn hệ thống phanh trống, chủ yếu do chi phí của bốn nẹp phanh và đĩa phanh.
Phanh trống được thiết kế với một trống phanh hình trụ nằm bên trong bánh xe. Khi đạp phanh, phanh ép chặt vào mặt trong của trống, tạo ra ma sát để giảm tốc độ xe. Nhờ cấu trúc khép kín, hệ thống này hoạt động ổn định và bền bỉ, đặc biệt phù hợp cho các điều kiện sử dụng yêu cầu độ bền cao.
Phanh trống có khả năng tản nhiệt kém hơn so với đĩa phanh do thiết kế kín, hạn chế luồng không khí lưu thông. Khi phanh liên tục hoặc trong thời gian dài, nhiệt lượng tích tụ bên trong trống có thể làm giảm hiệu suất phanh, dẫn đến hiện tượng phai phanh và giảm độ an toàn khi vận hành.

Phanh trống thường có lực phanh yếu hơn so với đĩa phanh, khiến xe cần quãng đường dài hơn để dừng lại. Điều này là do thiết kế khép kín của phanh trống, làm giảm hiệu suất tản nhiệt và khả năng tạo ma sát so với đĩa phanh.
Phanh trống có thể khó kiểm tra và bảo dưỡng hơn do các bộ phận bên trong không thấy được dễ dàng như đĩa phanh.
Vì không có quá trình quay như đĩa phanh, phanh trống dễ tích tụ bụi bẩn và rác bẩn hơn.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về đĩa phanh và phanh trống trên ô tô. Hy vọng qua đó, bạn đã nắm rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những ưu nhược điểm của từng loại hệ thống phanh.
Nguồn: VATC